Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024: "Bảo vệ muôn loài, bảo vệ cuộc sống"

  • Mật độ che phủ của cánh rừng thông ở Vườn quốc gia Tam Đảo được đảm bảo, tạo cảnh quan và giữ gìn môi trường sinh thái. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN
    Mật độ che phủ của cánh rừng thông ở Vườn quốc gia Tam Đảo được đảm bảo, tạo cảnh quan và giữ gìn môi trường sinh thái. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN
  • Thả 1.500 con cá giống tại đền An Mã (thuộc hồ Ba Bể) tại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN
    Thả 1.500 con cá giống tại đền An Mã (thuộc hồ Ba Bể) tại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN
  • Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng cho người dân vùng đệm tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
    Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng cho người dân vùng đệm tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
  • Sinh viên tìm hiểu mô hình tổng thể về Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh). Ảnh: Giang Phương - TTXVN
    Sinh viên tìm hiểu mô hình tổng thể về Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh). Ảnh: Giang Phương - TTXVN
  • Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) hiện có 39 cây di sản có tuổi từ khoảng 200 - 450 tuổi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao tặng bằng công nhận. Ảnh: K GỬIH -TTVXN
    Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) hiện có 39 cây di sản có tuổi từ khoảng 200 - 450 tuổi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao tặng bằng công nhận. Ảnh: K GỬIH -TTVXN
  • Vườn quốc gia Núi Chúa có 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ - IUCN. Hệ động vật đã ghi nhận 765 loài, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ - IUCN. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Vườn quốc gia Núi Chúa có 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ - IUCN. Hệ động vật đã ghi nhận 765 loài, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ - IUCN. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Cây di sản, điểm đến thu hút du khách đến Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) tham quan, tìm hiểu về môi trường rừng. Ảnh: Giang Phương - TTXVN
    Cây di sản, điểm đến thu hút du khách đến Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) tham quan, tìm hiểu về môi trường rừng. Ảnh: Giang Phương - TTXVN
  • Những cánh cò trên đồng lúa vàng tại Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Những cánh cò trên đồng lúa vàng tại Ninh Bình. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen Nấm quế Linh chi tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: TTXVN phát
    Mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen Nấm quế Linh chi tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: TTXVN phát
  • Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Vườn có hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
    Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Vườn có hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
  • Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) phối hợp cùng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận và tái thả 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã sau cứu hộ vào Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
    Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) phối hợp cùng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận và tái thả 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã sau cứu hộ vào Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • San hô ở vùng biển Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) rất phong phú với 350 loài, đặc biệt có 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    San hô ở vùng biển Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) rất phong phú với 350 loài, đặc biệt có 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Hệ sinh thái trong khu vực rừng ngập mặn tại Bình Định đa dạng và phong phú. Ảnh: Tường Quân - TTXVN
    Hệ sinh thái trong khu vực rừng ngập mặn tại Bình Định đa dạng và phong phú. Ảnh: Tường Quân - TTXVN
  • Đầm Vân Long (Ninh Bình) vốn được mệnh danh là “vịnh không sóng” bởi dòng nước êm trôi, phẳng lặng như tấm gương lớn in nền trời. Đầm hồ trong vắt, hiện lên vẻ xanh mơn mởi của những lớp rong rêu dưới tầng đáy. Ảnh Minh Đức - TTXVN
    Đầm Vân Long (Ninh Bình) vốn được mệnh danh là “vịnh không sóng” bởi dòng nước êm trôi, phẳng lặng như tấm gương lớn in nền trời. Đầm hồ trong vắt, hiện lên vẻ xanh mơn mởi của những lớp rong rêu dưới tầng đáy. Ảnh Minh Đức - TTXVN
  • Một góc Công viên đá nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (Ninh Thuận). Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
    Một góc Công viên đá nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (Ninh Thuận). Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
  • Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) là nơi hiếm hoi trên đất liền có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) là nơi hiếm hoi trên đất liền có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có hệ thực vật phong phú với hơn 1.400 loài. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN
    Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có hệ thực vật phong phú với hơn 1.400 loài. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN
  • Khu rừng ngập mặn Đầm Bấy, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài sinh vật biển nước lợ và mặn. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
    Khu rừng ngập mặn Đầm Bấy, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài sinh vật biển nước lợ và mặn. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
  • Nhiều loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông). Ảnh: TTXVN phát
    Nhiều loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông). Ảnh: TTXVN phát
  • Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá (Thừa Thiên - Huế) có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
    Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá (Thừa Thiên - Huế) có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
  • Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) có diện tích 25.000ha, tiếp giáp với 3 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình. Vườn quốc gia Cúc Phương hiện là điểm thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) có diện tích 25.000ha, tiếp giáp với 3 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình. Vườn quốc gia Cúc Phương hiện là điểm thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về đa dạng sinh học. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hành động: hoàn thiện hành lang pháp lý để hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học; Vấn đề về bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ; kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học… Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN